Các Bước Cơ Bản Trong Quy Trình In Offset Chuẩn Kỹ Thuật Trong In Ấn

In Offset là công nghệ in ấn được nhiều công ty in sử dụng để sản xuất ra nhiều loại bao bì giấy, tem nhãn decal. In Offset được coi là một trong những kỹ thuật in ấn hiện đại. Cùng tìm hiểu thêm về ưu điểm cũng như quy trình in Offset chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

In Offset là gì?

In offset là một kỹ thuật in thấm mực đặc biệt, thực hiện qua một bước trung gian với các tấm offset (cau cao su). Bước này giúp bản in có màu sắc rõ ràng, sắc nét và tránh tình trạng lem màu. Kỹ thuật in này cũng cho phép in người dùng in ấn với số lượng lớn và có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau.

In Offset là gì?
In Offset là gì?

Ưu điểm của kỹ thuật in Offset

Kỹ thuật in Offset được sử dụng nhiều trong các hoạt động sản xuất tem nhãn, bao bì sản phẩm. Một số ưu điểm nổi bật của công nghệ in ấn này như sau:

Ưu điểm của kỹ thuật in Offset
Ưu điểm của kỹ thuật in Offset
  • Chất lượng hình ảnh cao: In offset tạo ra các ấn phẩm có hình ảnh sắc nét hơn so với in trực tiếp lên giấy, nhờ vào việc áp dụng mực đồng đều qua miếng cao su.
  • Ứng dụng đa dạng: Có thể in offset lên nhiều bề mặt khác nhau, bao gồm cả các bề mặt không phẳng như gỗ, vải, da thô nhám.
  • Dễ dàng chế tạo bản in: Quá trình chế tạo bản in offset đơn giản hơn so với một số kỹ thuật khác.
  • Tuổi thọ cao: Các bản in offset có khả năng giữ màu và tuổi thọ lâu dài.

Các bước trong quy trình in offset hiện nay

Quy trình in Offset trải qua nhiều giai đoạn để có thể cho ra các ấn phẩm bao bì chất lượng và đẹp mắt nhất. Quy trình in Offset thường gồm các bước như sau:

Các bước trong quy trình in offset hiện nay
Các bước trong quy trình in offset hiện nay

Thiết kế chế bản

Để đạt được bản in offset chất lượng và tránh lỗi, quy trình in Offset bắt đầu bằng việc tạo chế bản in theo tiêu chuẩn trên máy tính, hay còn gọi là thiết kế file in. Thiết kế này cần phải tỉ mỉ và chỉn chu, bố trí thông tin một cách hài hòa về nội dung, hình thức và màu sắc, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và khách hàng. Sau khi thiết kế hoàn thiện và được thảo luận, công ty in bao bì có thể tiến đến bước tiếp theo là outfilm.

Xuất kẽm (Output film)

Bước tiếp theo trong quy trình in Offset đó là xuất kẽm. Sau khi hoàn thành thiết kế chế bản, kỹ thuật viên in ấn tiến hành xuất bản để tạo ra bộ film. Đối với các bản in chứa hình ảnh, film sẽ được tạo thành bốn tấm, mỗi tấm đại diện cho một lớp màu trong hệ màu CMYK (Cyan, Magenta, Yellow, Black).

Hệ màu CMYK là hệ màu cơ bản có khả năng tạo ra mọi màu sắc bằng cách kết hợp ba hoặc cả bốn màu cơ bản nói trên với các thông số khác nhau. Quá trình này được gọi là “output 4 tấm film.”

Phơi bản kẽm

Sau khi có bốn tấm phim, kỹ thuật viên in ấn sẽ tiến hành phơi từng tấm lên bản kẽm. Quá trình này có thể hiểu đơn giản là chụp ảnh từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm. Đây là bước thứ ba trong quy trình in offset.

In Offset 

Tiếp theo là tới công đoạn in Offset, lúc này kỹ thuật viên sẽ in từng màu một, sắp xếp thứ tự in theo kỹ thuật và kinh nghiệm cá nhân. Sau mỗi màu, họ tháo kẽm, làm sạch mực, và in màu tiếp theo lên tờ giấy đã in trước đó. 

Quá trình này lặp lại cho đến khi cả bốn màu hoàn tất, tạo ra bản in cuối cùng. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ tiến hành in Proof (in thử sản phẩm), việc này sẽ giúp các kỹ thuật viên dễ dàng kiểm tra chất lượng của mẫu in rồi sau đó mới đưa vào in ấn hàng loạt. 

Gia công

Sau khi hoàn tất tới bước thứ 4 của quy trình in Offset, các ấn phẩm sẽ được bế thành phẩm sau đó được đem đi gia công. Kỹ thuật viên in ấn tiến hành bước cuối cùng là gia công sau in để hoàn thiện bản in. Các kỹ thuật tạo hiệu ứng bề mặt bao bì, tem nhãn như ép kim, dập chìm, dập nổi, cán màng, cấn bế theo yêu cầu, được áp dụng để tạo ra sản phẩm cuối cùng có vẻ ngoại hình bắt mắt.

Để tránh lỗi và cần phải in lại, kỹ thuật viên in ấn cần thực hiện các bước một cách tỉ mỉ để đảm bảo chất lượng của bản in offset.

Ứng dụng của kỹ thuật in Offset

Có thể thấy, quy trình in Offset cũng gồm nhiều bước khác nhau. Ở mỗi bước, kỹ thuật viên cần thực hiện một cách tỉ mỉ và khéo léo để tránh sai sót trong khi in ấn. Kỹ thuật in Offset được đánh giá là kỹ thuật in ấn hiện đại và thương được ứng dụng để in bao bì, tem nhãn.

  • In bao bì giấy: Các ấn phẩm bao bì hộp giấy, túi giấy sau khi in Offset thường có giá trị thẩm mỹ rất cao, màu sắc rõ nét và các chi tiết được làm nổi bật sau khi in. 
  • In tem nhãn decal: Kỹ thuật in ấn này cũng được ứng dụng để in tem nhãn decal với số lượng nhiều. Các mẫu tem nhãn sau khi in được đều màu, rõ nét và bắt mắt. 

Trên đây là các bước trong quy trình in Offsetinbaobigiay.vn đã chia sẻ đến bạn đọc, nếu bạn đọc có nhu cầu in bao bì giấy hay in tem nhãn bằng công nghệ in Offset hiện đại, thì liên hệ ngay với công ty In Bao Bì Giấy Bảo Ngọc để được tư vấn và hỗ trợ nhé. 

Có thể bạn quan tâm

Kỷ Yếu Là Gì? Ý Nghĩa Khi Chụp Ảnh Kỷ Yếu

ContentsIn Offset là gì?Ưu điểm của kỹ thuật in OffsetCác bước trong quy trình in

Thùng Carton Tròn Là Gì? Đặc Điểm Và Ứng Dụng Phổ Biến

ContentsIn Offset là gì?Ưu điểm của kỹ thuật in OffsetCác bước trong quy trình in

Top 6+ Loại Giấy In Thiệp Cưới Được Ưa Chuộng, Sử Dụng Phổ Biến Nhất

ContentsIn Offset là gì?Ưu điểm của kỹ thuật in OffsetCác bước trong quy trình in

Kích Thước Bao Bì Chuẩn, Phổ Biến Hiện Nay

ContentsIn Offset là gì?Ưu điểm của kỹ thuật in OffsetCác bước trong quy trình in

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *