Khuôn in là thành phần quan trọng nhất đối với các kỹ thuật in có sử dụng khuôn. Nó có tác dụng tạo ra hình ảnh, thông tin lên bề mặt chất liệu và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ấn phẩm sau khi in. Bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng In Bảo Ngọc tìm hiểu chi tiết về khuôn in là gì, các loại khuôn in phổ biến hiện nay và cách để chọn chất liệu làm khuôn in phù hợp.
Khuôn in là gì?
Khuôn in – printing plate là một bộ phận quan trọng có chứa các phần tử in là chữ viết, hình ảnh trên bề mặt khuôn. Khi cần in ấn, khuôn in được lắp ráp vào máy in để chuyển đổi thông tin từ khuôn ra bề mặt các chất liệu in (giấy, vải, gỗ, kim loại). Trên khuôn in có hai phần là phần tử in và phần tử không in. Phần tử in là nơi sẽ chứa mực in để tạo ra hình ảnh, chữ viết. Còn phần tử không in sẽ không tiếp nhận mực để tạo ra các khoảng trống.
Các loại khuôn in phổ biến hiện nay
Với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp in ấn, có khá nhiều loại khuôn in được sản xuất và ứng dụng để in ấn sản phẩm. Dưới đây là 6 loại khuôn in được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và đặc điểm riêng nổi bật của từng loại khuôn in.
Khuôn in Typo
Khuôn in Typo là loại khuôn in nổi với các phần tử cần in sẽ nằm cao hơn so với các phần tử không in, độ cao của tất cả các phần tử in đều bằng nhau. Khi thực hiện in ấn, các phần tử in sẽ được chà mực và lượng mực tẩm lên khuôn in được kiểm soát kỹ để đảm bảo chất lượng của ấn phẩm in ra.
Chất liệu dùng để làm khuôn in Typo khá đa dạng, có thể làm từ hợp kim chì, kẽm hoặc đồng. Chữ viết, hình ảnh được tạo ra từ khuôn in Typo luôn ngược chiều so với thông tin được khắc trên khuôn.
Khuôn in Letterset
Khuôn in Letterset được tạo ra từ chất liệu nhựa cứng với các phần tử cần in được làm nổi cao hơn các phần tử không in. Cách thức in ấn trên khuôn in Letterset tương tự với khuôn in Typo, mực sẽ được chà lên khuôn in, sau đó khuôn sẽ tiếp xúc với bề mặt vật liệu và chuyển thông tin, hình ảnh lên chất liệu in.
Điểm đặc biệt của khuôn in Letterset là thông tin tạo ra sẽ cùng chiều với khuôn in.
Khuôn in lõm
Khuôn in lõm là loại khuôn in có các phần tử in được làm lõm xuống so với các phần tử không in. Khi in ấn bằng khuôn in lõm, độ đậm nhạt của các phần tử in phụ thuộc vào độ lõm, chi tiết lõm càng sâu thì thông tin in ra càng đậm.
Chất liệu sử dụng để làm khuôn in lõm chủ yếu là đồng hoặc hợp kim. Thông tin in ra bằng khuôn in lõm luôn luôn ngược hướng với khuôn in.
Khuôn in Offset
Khuôn in offset thuộc dạng in phẳng với các phần tử in và các phần tử không in đều nằm cùng trên một mặt phẳng. Khuôn in offset có 2 loại là khuôn in ướt và khuôn in khô.
- Khuôn in offset ướt: Khuôn in được làm từ kim loại chứa phần tử in và phần tử không in. Khi in ấn thông tin, các phần tử in sẽ mang theo mực sau đó ép mực lên một tấm offset, tiếp đến thông tin được chuyển từ những tấm offset này lên chất liệu in. Hình ảnh, thông tin in bằng khuôn offset ướt sẽ ngược lại so với khuôn in.
- Khuôn in offset khô: Là loại khuôn in không sử dụng đến nước khi in ấn. Khi in ấn, các phần tử in làm từ photopolymer sẽ tiếp xúc với mực in, lấy mực sau đó chuyển lên bề mặt chất liệu in. Còn các phần tử không in làm từ silicon không bám mực. Loại khuôn in này không được sử dụng rộng rãi trong in ấn, đặc biết là lĩnh vực in bao bì giấy đựng sản phẩm như in hộp bánh kẹo, hộp mỹ phẩm, in hộp trà, cà phê…
Khuôn in lưới (khuôn in lụa)
Khuôn in lưới là loại khuôn có khung được làm bằng kim loại hoặc gỗ, bề mặt khuôn in là một mặt phẳng bằng lưới hoặc lụa chứa cả phần tử in và phần tử không in. Với loại khuôn in phẳng dạng lưới này, những phần tử cần in sẽ được để nguyên các lỗ nhỏ li ti, còn các phần tử không in sẽ dùng keo phủ để bịt kín các lỗ trên bề mặt lưới. Khi in ấn, mực sẽ đi qua các phần tử in trên tấm lưới và tạo ra hình ảnh trên bề mặt vật liệu in. Tùy thuộc vào hướng đặt lưới in mà hình ảnh in ra có thể thuận hoặc ngược chiều.
Khuôn in Flexo
Khuôn in Flexo tương tự với khuôn in Typo, đều là dạng khuôn in nổi với các phần tử cần in nằm cao hơn các phần tử không in. Điểm khác biệt là khuôn Flexo được làm từ chất liệu nhựa photopolymer và được tạo ra bằng phương pháp quang hóa hoặc khắc bằng tia laser.
Thông tin, hình ảnh được tạo ra bằng khuôn in Flexo cũng ngược chiều so với các phần tử in được khắc trên khuôn.
Cách chọn chất liệu làm khuôn in phù hợp
Chất liệu sử dụng làm khuôn in ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, chất lượng của ấn phẩm in ra và cả hiệu suất in ấn. Do đó dưới đây In Bảo Ngọc chia sẻ đến bạn một vài điều cần lưu ý khi lựa chọn chất liệu làm khuôn in phù hợp với nhu cầu in ấn.
- Xác định công nghệ in sẽ sử dụng: Việc đầu tiên cần làm là xác định chính xác kỹ thuật in sẽ sử dụng, tiếp đến là chất liệu và sản phẩm cần in. Sở dĩ cần xác định kỹ thuật in trước khi chọn chất liệu làm khuôn là do một số chất liệu có thể phù hợp với kỹ thuật in offset nhưng lại không phù hợp với kỹ thuật in Flexo.
- Xác định chất lượng hình ảnh: Nếu ấn phẩm bản in có yêu cầu cao về hình ảnh như in photobook, in kỷ yếu,… Nên ưu tiên chọn chất liệu làm khuôn in cho khả năng tái tạo chi tiết tốt. Điều này đảm bảo ấn phẩm in ra sắc nét, thông tin rõ ràng, màu sắc nổi bật.
- Dựa vào khả năng chịu mài mòn: Khả năng chịu mài mòn của chất liệu cũng là một yếu tố quan trọng, cần chú ý khi làm khuôn in. Chất liệu chịu mài mòn càng tốt thì độ bền và tuổi thọ của khuôn in càng cao.
- Độ cứng, độ bền của chất liệu: Ngoài khả năng chịu mài mòn, độ bền, cứng của cũng là một yếu tố quan trọng cần chú ý khi lựa chọn chất liệu làm khuôn. Khi dùng chất liệu cứng, độ bền cao để làm khuôn in sẽ giảm thiểu nguy cơ khuôn in bị biến dạng, ảnh hưởng đến chất lượng ấn phẩm khi sử dụng.
- Chất liệu phải đồng nhất, bề mặt phẳng: Chất liệu sử dụng làm khuôn in phải có tính đồng nhất và bề mặt phải phẳng để hình ảnh, thông tin trên khuôn được chuyển đổi chính xác lên bề mặt vật liệu in.
- Sự tương thích với mực in: Chọn chất liệu làm khuôn có sự tương thích với chất liệu in và mực in bởi một vài loại mực và chất liệu in ấn sẽ có yêu cầu đặc biệt đối với chất liệu làm khuôn in.
- Chất liệu làm khuôn in phải có tính ổn định về kích thước: Điều này sẽ đảm bảo kích thước khuôn in không bị thay đổi quá nhiều khi sử dụng, ấn phẩm in ra đồng đều về kích cỡ.
- Dựa vào khả năng tài chính: Nên ưu tiên chọn chất liệu làm khuôn in nằm trong khả năng tài chính.
In Bảo Ngọc vừa chia sẻ đến bạn một số thông tin giải đáp cụ thể khuôn in là gì, công dụng của khuôn in và các loại khuôn in được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ có ích với bạn.
Có thể bạn quan tâm
Phủ UV Là Gì? Tại Sao Nên Phủ UV Lên Sản Phẩm?
Phủ UV là một phương pháp in có tác dụng nâng cao tính thẩm mỹ,
Th4
Các Kích Thước Hộp Giấy Tiêu Chuẩn Cho Mọi Ngành Nghề 2025
Lựa chọn kích thước hộp giấy phù hợp là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng
Th4
In Offset Là Gì? Tại Sao Nên Chọn Kỹ Thuật In Offset Trong In Ấn
In offset là kỹ thuật in hiện đại được ứng dụng tại hầu hết các
Th4
Kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7
Giấy in được sử dụng rất nhiều hiện nay nhưng không nhiều người biết kích
Th4