In Lụa Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Quy Trình In Lụa Phổ Biến

In lụa là một trong những kỹ thuật in ấn được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Vậy in lụa là gì? Ưu nhược điểm của in lụa ra sao? Quy trình in lụa diễn ra như thế nào? Tất cả sẽ được inbaobigiay.vn chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

In lụa là gì?

In lụa là gì? In lụa là một phương pháp in ấn sử dụng khuôn in để áp dụng hình ảnh lên sản phẩm. Khuôn in được sử dụng để định vị hình in, sau đó màu mực được tán đều lên bề mặt sản phẩm thông qua một tấm lưới in.

In lụa là gì?
In lụa là gì?

Tên gọi “in lụa” xuất phát từ việc sử dụng tơ lụa ban đầu như một vật ngăn cách giữa vật liệu in và mực in. Theo thời gian, tơ lụa đã được thay thế bằng vải bông, vải sợi, hoặc lưới kim loại khi kỹ thuật in phát triển.

Vật liệu in thường được làm từ vải hoặc các chất liệu mềm mại khác. Ngày nay, phương pháp in lụa được mở rộng để áp dụng cho nhiều loại hình thức và chất liệu khác nhau, bao gồm in trên thủy tinh, gỗ, giấy, túi nilon và cả in hoạt tiết trên gạch men, gạch ốp lát và nhiều vật liệu khác.

Ưu, nhược điểm của kỹ thuật in lụa

Kỹ thuật in lụa ứng dụng đa dạng trong nhiều ngành nghề, một số ưu điểm nổi bật của kỹ thuật in lụa có thể kể đến như sau:

Ưu, nhược điểm của kỹ thuật in lụa
Ưu, nhược điểm của kỹ thuật in lụa
  • In lụa rất đa dạng về màu sắc, không bị giới hạn về số lượng màu
  • Chi phí in lụa cũng không quá đắt đỏ
  • Không cần sử dụng quá nhiều máy móc in ấn hiện đại
  • In ấn được trên nhiều chất liệu khác nhau
  • Các thành phẩm sau khi in ấn có chất lượng đẹp, tính thẩm mỹ cao.

Tuy nhiên, kỹ thuật in lụa cũng còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Khá là tốn thời gian khi in ấn vì mỗi khuôn in chỉ sử dụng được 1 gam màu sắc.
  • Nếu bạn chọn in lụa với số lượng ít và nhiều gam màu sắc sẽ tốn nhiều chi phí.
  • Mực in lụa không đạt chuẩn có thể làm hình ảnh, thông tin in trên các chất liệu bị đứt gãy.
  • Phương pháp in ấn này cũng khá là khó in được các hình biến sắc, hầu như chỉ in lụa màu đơn sắc.
  • Kỹ thuật in lụa mất nhiều công sức và thời gian, nên không phù hợp với những khách hàng có nhu cầu in nhanh, lấy ngay trong ngày
  • Vì mực in bám rất chắc nên khi bị nhòe hay lem màu sẽ khó giặt tẩy sạch.

Nguyên lý hoạt động in lụa

Ngoài thắc mắc in lụa là gì thì nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in ấn này cũng rất được quan tâm. Nguyên lý chính của kỹ thuật in lụa là thực hiện quá trình thấm mực. Mực in được đặt vào khung làm bằng hợp kim hoặc gỗ, sau đó được gạt qua bằng lưỡi dao cao su. Áp lực từ dao giúp mực thấm qua lưới in để tạo hình in trên các vật liệu đã chuẩn bị sẵn. Ban đầu, in lụa thực hiện 100% thủ công, nhưng ngày nay đã được tự động hóa bằng máy móc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nguyên lý hoạt động in lụa
Nguyên lý hoạt động in lụa

Kỹ thuật in lụa có thể áp dụng trên nhiều chất liệu khác nhau như vải, gỗ, giấy, thủy tinh, gốm sứ, gạch men, nilon, và nhiều loại vật liệu khác. Các sản phẩm in lụa thường phù hợp với đồ thủ công mỹ nghệ đẹp, tinh tế hoặc các sản phẩm tiêu dùng đặc biệt.

Quy trình in lụa phổ biến hiện nay

Quy trình in lụa được thực hiện tỉ mỉ và cầu kỳ, cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị khung và pha keo: Chuẩn bị khung in bằng gỗ theo hình chữ nhật, sau đó pha keo PVA với độ sệt cần thiết để phủ lên lưới in.
  • Chụp phim và tạo khuôn in: Tráng keo lưới in với keo đã pha và sấy khô. Chụp phim lên lưới in bằng cách đặt bảng phim lên lớp keo của khuôn và chụp dưới ánh nắng mặt trời hoặc ánh đèn trắng. Lấy khuôn in ra sau khi chụp phim, nước được xịt lên để rửa trôi lớp keo ở những vị trí chụp phim, để mực in có thể thấm qua và in lên bề mặt.
  • Pha mực: Dành cho hình in pha màu, thợ in sẽ pha trộn màu in cơ bản để tạo màu mực phù hợp với hình cần in.
  • Tiến hành in: Cố định vật liệu cần in lên bàn in bằng lớp keo đặc biệt. Đặt khuôn vào vị trí và cho mực in lên, sau đó kéo thanh gạt để mực in thấm qua lưới in. Lặp lại ít nhất 2 lần để đảm bảo mực in bám đều lên bề mặt vật liệu.
  • Sấy khô hoặc phơi thành phẩm: Sấy khô hoặc phơi sản phẩm in từ 12 đến 48 tiếng để đảm bảo hình in khô và bám chặt vào bề mặt vật liệu. Sau đó, chuyển sang công đoạn tiếp theo của quy trình sản xuất.

Ứng dụng của kỹ thuật in lụa trong đời sống

In lụa đang được rộng rãi ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống hiện đại. Nó được sử dụng như một phương pháp gia công cho thẻ cào cao cấp và in phủ UV cục bộ. Đồng thời, in lụa còn xuất hiện trên áo thun đá banh, đồng phục, vật dụng cá nhân như vỏ thùng sơn, ly, chén, chai, cũng như trong ngành in thiệp cưới và trên sản phẩm da thời trang độc đáo.

Lời kết

Trên đây là các những chia sẻ về kỹ thuật in lụa là gì? Ưu, nhược điểm ra sao? Quy trình in như thế nào? Rất mong các thông tin trên sẽ mang lại thông tin hữu ích với bạn đọc.

Có thể bạn quan tâm

In Pet Chuyển Nhiệt Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Thực Tế

Công nghệ in pet chuyển nhiệt ngày càng được ứng dụng phổ biến hơn trong

Tổng Hợp Các Kích Thước Tem Bảo Hành Chuẩn, Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Tem bảo hành hàng hóa, sản phẩm được thiết kế và đặt in với nhiều

Kích Thước Sticker Chuẩn Được Dùng Phổ Biến

Sticker dán được thiết kế, in ấn với đủ mọi kích thước từ nhỏ đến

In Offset 4 Màu Là Gì? Quy Trình Sản Xuất Và Ứng Dụng Trong Ngành In

In offset 4 màu là công nghệ in ấn sử dụng 4 màu cơ bản

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *