Màu Pantone Là Gì? Sự Khác Biệt Của Màu Pantone Với CMYK Và RGB

Bên cạnh hai hệ màu phổ biến, được nhiều người biết đến là màu CMYK và màu RGB thì màu Pantone cũng là một hệ màu được sử dụng nhiều trong ngành in ấn, thiết kế. Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu chi tiết về hệ màu pantone là gì, đặc điểm, ứng dụng của màu pantone hay sự khác biệt giữa màu pantone, màu CMYK và màu RGB thì có thể tham khảo trong bài chia sẻ dưới đây của xưởng In Bao Bì Giấy Bảo Ngọc. 

Màu Pantone là gì? 

Màu pantone (The Pantone Colour Matching System – PMS) là một hệ thống tái tạo màu tiêu chuẩn được pha sẵn và có ghi rõ các thông số cụ thể. Ngoài tên gọi là màu pantone ra, hệ màu này còn được gọi là màu thứ 5 sau 4 màu chính nằm trong hệ màu CMYK.

Pantone là gì? 
Pantone là gì?

Hiểu đơn giản hơn thì màu pantone là hệ màu được nghiên cứu, pha sẵn và mỗi màu đều có thông số kỹ thuật cụ thể. Mỗi một màu sắc được nghiên cứu, điều chế ra sẽ được đưa vào hệ thống màu The Pantone Colour Matching System – PMS. Các màu trong hệ thống màu pantone được tổng hợp thành một cuốn hình chiếc quạt, do đó thường được gọi là hệ thống quạt màu Ral.

Đặc điểm của màu pantone

Hệ màu pantone sở hữu một số đặc điểm riêng biệt như: 

Đặc điểm của màu pantone
Đặc điểm của màu pantone
  • Màu pantone là hệ màu pha sẵn và có thông số kỹ thuật chi tiết để người dùng nhận biết. Việc sử dụng màu pha sẵn sẽ hạn chế được tình trạng màu sắc bị sai lệch trong quá trình pha trộn màu từ 4 màu sắc cơ bản của hệ màu CMYK. 
  • Hệ màu pantone thường có độ tươi tắn hơn so với những màu sắc được pha trộn từ hệ màu CMYK, do đó màu pantone rất phù hợp để sử dụng vào những thiết kế năng động, trẻ trung và hiện đại. Bên cạnh đó, sắc tươi sáng của màu pantone cung mang đến một nguồn năng lượng tích cực cũng như niềm cảm hứng sáng tạo. 
  • Một đặc điểm nổi bật khác của hệ màu pantone là mức độ hiển thị của màu sắc sẽ tùy thuộc vào từng chất liệu. Để thể hiện chính xác hiệu ứng màu thay đổi trên từng chất liệu, tên gọi của các màu trong hệ màu pantone đều có thêm các chữ cái C, U, M, Q, T đi kèm theo sau. Ý nghĩa của các chữ cái cụ thể như sau: C (coated – những loại giấy có lớp tráng phủ như giấy Couche, giấy duplex), U (Uncoated – giấy không tráng phủ như giấy Bristol, giấy ford) và M (matte – Các loại giấy mờ), Q (Opaque – màu sắc có thể in trên các bề mặt nhựa đục), chữ T (Transparent – màu sắc hiển thị được trên bề mặt nhựa trong)

Ứng dụng của màu pantone

Hệ màu thuộc loại màu công nghiệp và được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề như: Ngành in ấn, ngành may mặc, ngành ẩm thực, ngành thiết kế nội thất,… nhờ sự chính xác tuyệt đối, các ấn phẩm khi hoàn thiện sẽ có màu sắc đúng với màu trên bản thiết kế.

Ứng dụng của màu pantone
Ứng dụng của màu pantone

Mặc dù tiện lợi và có nhiều đặc điểm nổi bật, tuy vậy màu pantone vẫn tồn tại một số hạn chế như: Màu sắc của hệ màu pantone có giới hạn, chỉ có 300 mẫu màu khác nhau và giá thành của công nghệ in sử dụng hệ màu pantone có chi phí khá cao. 

Sự khác biệt giữa màu pantone, màu CMYK và màu RGB 

Màu pantone, màu CMYK và màu RGB là ba hệ màu được sử dụng phổ biến nhất trong ngành nghề, tuy nhiên mỗi hệ màu đều có những đặc điểm riêng và sẽ được ứng dụng chủ yếu trong một số ngành nghề nhất định. Cụ thể như sau: 

Màu CMYK

Màu CMYK
Màu CMYK

Màu CMYK là hệ màu có 4 màu sắc cơ bản là: Màu xanh lơ (Cyan); Màu cánh sen – Hồng sẫm (Magenta); Màu vàng (Yellow) và Màu đen (Black). Hệ màu CMYK là hệ màu hấp thụ ánh sáng và thường được sử dụng trong ngành in ấn, công nghệ in offset để sản xuất ra các ấn phẩm như: Thùng carton, túi giấy, hộp giấy, tờ rơi, name card,…

Màu pantone

Như đã đề cập ở trên, màu pantone là hệ màu gồm các màu sắc được pha sẵn, có đầy đủ thông số kỹ thuật. Độ chính xác của hệ màu pantone rất cao, giá thành in đắt đỏ nên thường được dùng trong ngành thiết kế đồ họa. Màu pantone có thể kết hợp với màu CMYK, tuy nhiên lại không thể kết hợp với hệ màu RGB. 

Màu RGB

Màu RGB
Màu RGB

Màu RGB là hệ màu phản xạ ánh sáng gồm có 3 màu sắc chính là: Màu đỏ (Red); Màu xanh lá cây (Green) và màu xanh dương (Blue). Từ 3 này chính này, khi kết hợp theo các tỉ lệ sẽ tạo ra rất nhiều màu sắc khác nhau. Hệ màu này thường được sử dụng phổ biến trên các thiết bị điện tử như: Điện thoại, màn hình tivi, màn hình máy tính, máy tính bảng,…

Lời kết

Qua những thông tin chi tiết xưởng In Bao Bì Giấy Bảo Ngọc vừa chia sẻ về hệ màu pantone, bạn đọc đã nắm được chính xác pantone là gì, những thông tin chi tiết về hệ màu pantone, những đặc điểm nổi bật, ứng dụng của màu pantone và phân biệt sự khác biệt của màu pantone với màu CMYK và RGB. Hy vọng những thông tin inbaobigiay.vn chia sẻ trên đây sẽ có ích với bạn đọc.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Hợp Các Kích Thước Tem Bảo Hành Chuẩn, Phổ Biến Nhất Hiện Nay

ContentsMàu Pantone là gì? Đặc điểm của màu pantoneỨng dụng của màu pantoneSự khác biệt giữa

Kích Thước Sticker Chuẩn Được Dùng Phổ Biến

ContentsMàu Pantone là gì? Đặc điểm của màu pantoneỨng dụng của màu pantoneSự khác biệt giữa

In Offset 4 Màu Là Gì? Quy Trình Sản Xuất Và Ứng Dụng Trong Ngành In

ContentsMàu Pantone là gì? Đặc điểm của màu pantoneỨng dụng của màu pantoneSự khác biệt giữa

In Tem Nhãn Bánh Kẹo Thiết Kế Theo Yêu Cầu, Giá Rẻ [20+ Mẫu Tham Khảo]

ContentsMàu Pantone là gì? Đặc điểm của màu pantoneỨng dụng của màu pantoneSự khác biệt giữa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *