Để hàng hóa không bị tác động trong quá trình vận chuyển và làm ảnh hưởng đến chất lượng. Các đơn vị kinh doanh, cung cấp hàng cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đóng gói sản phẩm. Bài viết dưới đây là thông tin về các quy định và quy trình đóng gói hàng hóa chuẩn cho từng ngành nghề.
Những quy định chung về đóng gói hàng hóa, sản phẩm
Các đơn vị sản xuất cần nắm rõ và tuân thủ các quy định đóng gói sản phẩm để tránh các trường hợp hàng hóa đóng gói sai quy định làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
Dưới đây là một số quy định chung về đóng gói hàng hóa, sản phẩm:
- Bao bì dùng để đóng gói sản phẩm phải có độ bền cao, có khả năng chịu lực tốt để bảo quản sản phẩm tránh khỏi những va đập, tác động trong quá tình vận chuyển hàng hóa.
- Phải lấp đầy thùng hàng bằng các vật liệu chống sốc để sản phẩm không bị dịch chuyển khi bốc dỡ, vận chuyển hàng.
- Những sản phẩm không thể tiếp xúc được với nước cần được bảo quản bằng các lớp xốp, bóng khí và dán kín để tránh bị hư hỏng khi xảy ra các tình trạng không mong muốn.
- Cung cấp đầy đủ thông tin đơn hàng, thông tin người nhận hàng để đơn vị vận chuyển giao hàng đến đúng địa chỉ, đúng người.
Quy trình đóng gói sản phẩm chuẩn từng bước hiên nay
Một quy trình đóng gói sản phẩm chuyên nghiệp sẽ có những bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Sản phẩm cần được dán đầy đủ các loại tem cần thiết như tem thương hiệu, tem bảo hành. Sử dụng túi bóng khí có 3 lớp để bao quanh sản phẩm để bảo vệ hàng khỏi lực va chạm và hư hại trong quá trình vận chuyển. Chú ý đến độ cao tối đa để tránh tác động lực lên sản phẩm.
Bước 2: Sau đó chọn thùng carton chất lượng, có độ chịu lực tốt để đóng gói sản phẩm. Bổ sung thêm giấy chèn hoặc màng xốp vào các khoảng không gian trống trong thùng để tạo thêm một lớp bảo vệ cho sản phẩm.
Bước 3: Thể hiện rõ thông tin về bên gửi và bên nhận lên mặt trên của thùng. Việc làm này sẽ giúp đơn vị vận chuyển hiểu rõ về tính chất của sản phẩm chứa đựng bên trong và có giải pháp cho từng trường hợp có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển.
Những yêu cầu về bao bì dùng để đóng gói sản phẩm
Khi đóng gói sản phẩm, các đơn vị kinh doanh cần tuân thủ các yêu cầu về bao bì dùng để đóng gói. Một số yêu cầu về bao bì trong quy trình đóng gói hàng hóa gồm:
- Bao bì đóng gói phải đáp ứng các tiêu chí vận chuyển hàng: Mỗi hình thức vận chuyển sẽ yêu cầu về bao bì và cách đóng gói hàng khác nhau. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh khi đóng gói hàng hóa cần tuân theo những yêu cầu về bao bì của từng hình thức vận chuyển như: Vận chuyển qua đường hàng không, vận chuyển bằng đường biển và vận chuyển bằng đường bộ.
- Bao bì phải đáp ứng tiêu chuẩn bảo quản chất lượng hàng hóa: Bao bì sử dụng trong quy trình đóng gói hàng hóa, sản phẩm phải đảm bảo tiêu chuẩn và có khả năng bảo vệ cho hàng hóa tránh khỏi những tác động bên ngoài khi di chuyển, bốc dỡ.
- Bao bì phải phù hợp với điều kiện thời tiết nơi hàng được chuyển đến: Các đơn vị kinh doanh khi đóng gói hàng cần tìm hiểu địa điểm giao hàng là ở đâu, điều kiện khí hậu như thế nào để lựa chọn chất liệu bao bì phù hợp. Bảo đảm cho hàng hóa không bị hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng.
- Bao bì đóng gói sản phẩm phải có kích thước đúng quy định: Việc quy định kích thước bao bì đóng gói hàng sẽ đảm bảo hàng hóa không bị đóng gói sai kích thước. Mang đến sự thuận tiện khi vận chuyển, sắp xếp và lưu trữ hàng hóa.
Xem chi tiết bài viết: Bảng Size Kích Thước Thùng Carton Tiêu Chuẩn
Quy trình đóng gói hàng hóa chuẩn cho từng ngành nghề
Có rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có nhu cầu đóng gói, vận chuyển hàng hóa. Dưới đây sẽ là quy trình đóng gói sản phẩm theo từng ngành nghề kinh doanh khác nhau cụ thể:
Quy trình đóng gói sản phẩm công nghệ, điện tử
Đối với các mặt hàng thuộc ngành công nghệ, điện tử như: Điện thoại, laptop, máy tính bảng, các linh kiện điện tử…Khi đóng gói cần được bảo quản trong nhiều lớp xốp, bong bóng khí và dán kín để tránh những tác động va chạm, điều kiện thời tiết, độ ẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, sản phẩm.
Quy trình đóng gói các mặt hàng thuộc ngành kinh doanh mỹ phẩm
Phần lớn các loại mỹ phẩm đều được đóng gói trong chai, lọ làm bằng thủy tinh dễ vỡ. Chính vì vậy, khi đóng gói mỹ phẩm, cần sử dụng các loại bong bóng khí, xốp để bảo vệ mỹ phẩm không bị đổ vỡ, rò rỉ khi vận chuyển đi tiêu thụ tại nhiều địa điểm.
Ngoài lớp xốp bọc bên quanh mỹ phẩm, đơn vị đóng gói cũng nên lót một lớp chống sốc quanh thùng carton trước khi đặt mỹ phẩm vào để tăng khả năng chịu lực. Hạn chế tối đa rủi ro khi vận chuyển đường xa.
Tham khảo chi tiết về tiêu chuẩn cần thiết khi sản xuất hộp mỹ phẩm đẹp
Quy trình đóng gói đối với các mặt hàng thuộc ngành ẩm thực
Thực phẩm là mặt hàng dễ gặp tình trạng hư hỏng, vì vậy những mặt hàng này cần được đóng gói tùy theo đặc điểm của từng loại hàng hóa.
Hàng hóa cần được đóng gói kỹ lưỡng bằng màng PE và các lớp xốp, bóng khí bên ngoài ngăn chặn những tác động từ môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Sau khi đã đóng gói thực phẩm cẩn thận, bạn tiếp tục cho thực phẩm vào thùng carton rồi dán kín miệng thùng và đợi vận chuyển.
Hộp đựng bánh kem cần những tiêu chuẩn trong thiết kế và in ấn nào? Xem chi tiết Tại Đây
Một số điều cần lưu ý trong quy trình đóng gói sản phẩm với từng ngành nghề
Các đơn vị cung cấp hàng hóa khi đóng gói hàng hóa để đưa đi tiêu thị cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Sử dụng thùng carton mới, đảm bảo chất lượng và khả năng chịu lực tốt để bảo vệ cho hàng hóa, sản phẩm. Không dùng thùng carton cũ đã qua sử dụng.
- Kích thước thùng carton để đóng gói sản phẩm phải vừa vặn với mặt hàng cần đóng gói.
- Lấp các khoảng trống còn thừa trong thùng vàng giấy vụn, xốp để hàng hóa không bị dịch chuyển trong quá trình vận chuyển đi tiêu thụ.
- Sử dụng các loại băng keo có độ bám dính cao để đóng gói thùng hàng. Khi dán băng keo, không được che thông tin đơn hàng để tránh ảnh hưởng đến việc giao hàng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về quy trình đóng gói sản phẩm thuộc một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Mong rằng những chia sẻ cụ thể trên đây của inbaobigiay.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về các quy định khi đóng gói sản phẩm và áp dụng vào thực tế khi cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
Pamphlet là gì? Sự khác biệt giữa Flyer, Leaflet, Brochure với Pamphlet
Pamphlet là một ấn phẩm quảng cáo được nhiều doanh nghiệp đặt in, sử dụng
Th12
Tổng Hợp Các Kích Thước Tem Bảo Hành Chuẩn, Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Tem bảo hành hàng hóa, sản phẩm được thiết kế và đặt in với nhiều
Th12
In Offset 4 Màu Là Gì? Quy Trình Sản Xuất Và Ứng Dụng Trong Ngành In
In offset 4 màu là công nghệ in ấn sử dụng 4 màu cơ bản
Th12
Kích Thước Sticker Chuẩn Được Dùng Phổ Biến
Sticker dán được thiết kế, in ấn với đủ mọi kích thước từ nhỏ đến
Th12