In DTG Là Gì? Tìm Hiểu Đặc Điểm Và Ứng Dụng Của Kỹ Thuật In DTG

In DTG là công nghệ in kỹ thuật số hiện đại được ứng dụng rất phổ biến hiện nay. Kỹ thuật in DTG chủ yếu được dùng để in ấn thông tin, hình ảnh lên chất liệu vải và cho chất lượng in rất tốt. Bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng với xưởng In Bảo Ngọc tìm hiểu chi tiết kỹ thuật in DTG là gì, ưu nhược điểm khi in DTG, quy trình in ấn và các ứng dụng nổi bật của kỹ thuật in DTG.

In DTG là gì?

In DTG là tên viết tắt của cụm từ Direct to Garment – nghĩa là in trực tiếp lên bề mặt vải bằng cách sử dụng thiết bị in phun mực gốc nước. Mực in sau khi phun lên vải sẽ thẩm thấu sâu vào sợi vải sau đó bám chắc trên bề mặt vải, nhờ đó mà màu sắc hình ảnh in ấn từ thiết bị in DTG tươi sáng và bền màu hơn nhiều so với các công nghệ in ấn khác.

Ngoài ra, khi in bằng kỹ thuật in DTG, thông tin in ra có độ chính xác cao, chất lượng in ấn đồng đều. 

In DTG là gì?
In DTG là gì?

Ưu nhược điểm của kỹ thuật in DTG

Tìm hiểu những ưu điểm, nhược điểm của kỹ thuật in DTG.

Ưu điểm

Kỹ thuật in DTG sở hữu những ưu điểm nổi bật như: 

  • Có thể in ấn được trên nhiều loại bề mặt chất liệu khác nhau như: Vải, nhựa, giấy, thủy tinh, cao su hay gốm sứ,…
  • Có thể in được màu chuyển sắc với độ chính xác cao để tạo ra những sản phẩm sinh động, thẩm mỹ. 
  • Thời gian in ấn nhanh nên sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian chờ đợi.
  • Thiết bị in DTG có thể in được nhiều mẫu mã và kích thước hình ảnh khác nhau từ lớn đến nhỏ.

Nhược điểm

Một số nhược điểm của kỹ thuật in DTG gồm có: 

  • Chi phí để đầu tư thiết bị in khá cao, đặc biệt nếu dùng để in lên các bề mặt chất liệu khó thì cần phải đầu tư thêm các loại máy móc chuyên dụng, hiện đại khác. 
  • Để máy hoạt động trơn tru, bền bỉ, không có sự cố thì thiết bị cần được bảo trì thường xuyên.
  • Giá thành các sản phẩm in bằng kỹ thuật in DTG có giá thành khá cao do sử dụng mực in loại tốt.

Tìm hiểu quy trinh in DTG

Để làm ra các ấn phẩm hoàn thiện bằng kỹ thuật in DTG cần trải qua một quy trình gồm nhiều công đoạn. Chi tiết quy trình in DTG gồm các bước sau: 

Tìm hiểu quy trinh in DTG
Tìm hiểu quy trinh in DTG
  • Bước 1: Chuẩn bị file thiết kế cần in lên bề mặt chất liệu
  • Bước 2: Bề mặt chất liệu sẽ được xử lý bằng nhiệt độ để làm phẳng, phun chất lỏng lên bề mặt chất liệu, chuẩn bị kiểm tra mực in sau đó cho mực vào máy. 
  • Bước 3: Trải chất liệu cần in lên mặt phẳng của máy in, bề mặt phải làm phẳng hoàn toàn để tránh làm ảnh hưởng đến hình ảnh in ra.
  • Bước 4: Sau khi chuẩn bị xong tất cả, bắt đầu khởi động máy in để in sản phẩm. 
  • Bước 5: Sấy khô bề mặt in 
  • Bước 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩm và đóng gói sản phẩm vào bao bì để giao cho khách.

Những ứng dụng nổi bật của kỹ thuật in DTG

Kỹ thuật in DTG được ứng dụng khá phổ biến, tuy nhiên 3 ngành nghề ứng dụng phổ biến nhất gồm có: 

  • Ngành may mặc: Đây là ngành ứng dụng kỹ thuật in DTG phổ biến nhất để in ấn hình ảnh minh họa lên quần áo, giày dép, nón mũ,…
  • Ngành trang trí nội thất: Kỹ thuật in DTG cũng được ứng dụng khá nhiều trong ngành trang trí nội thất để in ấn các ấn phẩm phục vụ cho việc trang trí không gian sống, văn phòng làm việc, shop kinh doanh,…
  • Ngành in ấn quảng cáo: Các thiết bị in DTG được sử dụng để in ấn các ấn phẩm phục vụ cho hoạt động quảng bá thương hiệu, sản phẩm như: In name card, in bảng hiệu quảng cáo, in tờ rơi, in thiệp cưới,…

Một số lưu ý để quá trình in ấn bằng kỹ thuật in DTG có hiệu quả tốt nhất

Khi tiến hành in ấn sản phẩm bằng kỹ thuật in DTG, khách hàng cần lưu ý đến một vài điều sau: 

Một số lưu ý để quá trình in ấn bằng kỹ thuật in DTG có hiệu quả tốt nhất
Một số lưu ý để quá trình in ấn bằng kỹ thuật in DTG có hiệu quả tốt nhất
  • Cần chọn chất liệu vải phù hợp để chất lượng thông tin và hình ảnh in lên bề mặt vải được hiển thị sắc nét và ấn tượng nhất. Với kỹ thuật in DTG thì loại vải làm từ 100% cotton sẽ là lựa chọn tốt nhất. 
  • Nên sử dụng loại mực chất lượng cao và các loại dung dịch xử lý vải chất lượng để máy hoạt động tốt, mượt mà và ấn phẩm in ra có chất lượng tốt. 
  • Các xưởng in DTG cũng nên trang bị máy sấy phù hợp với từng chất liệu in ấn để hạn chế tối đa tình trạng màu bị nhòe và loang ra làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 
  • Từ đầu đến bàn in cần duy trì khoảng cách tiêu chuẩn để hình ảnh, thông tin in lên bề mặt chất liệu sẽ hiển thị chi tiết và sắc nét nhất. 

Lời kết

Bài viết trên đây là một số thông tin chi tiết về kỹ thuật in DTG, thông qua những gì inbaobigiay.vn vừa chia sẻ, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn in DTG là gì, ưu nhược điểm của kỹ thuật in DTG, quy trình in ấn cụ thể và những ứng dụng cụ thể của kỹ thuật in ấn này.

Có thể bạn quan tâm

Giấy Ford Là Gì? Ưu Điểm Và Ứng Dụng Của Giấy Ford Trong Ngành In

Giấy ford được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày và các hoạt

Hồ Sơ Năng Lực Công Ty (Profile) Gồm Những Nội Dung Nào

Hồ sơ năng lực công ty hay profile công ty là ấn phẩm quan trọng

In Flexo Là Gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng Của Kỹ Thuật In Flexo Trong In Ấn

In flexo là gì? Kỹ thuật in ấn này có điều gì khác biệt so

Giấy Couche Là Gì? Phân Loại Và Định Lượng Giấy Couche Trong In Ấn

Giấy couche được sử dụng để in ấn nhiều mặt hàng, sản phẩm và được

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *