Giấy Can Là Gì? Đặc Tính, Phân Loại Và Một Số Ứng Dụng Nổi Bật

Chất liệu giấy can được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều ngành nghề khác nhau trong đời sống như: Ngành kiến trúc, ngành xây dựng, ngành in ấn, ngành khảo cổ,… Trong bài viết dưới đây, xưởng In Bao Bì Giấy Bảo Ngọc sẽ giải đáp chi tiết giấy can là gì, các loại giấy can được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay, các ứng dụng cụ thể của giấy can và những lưu ý khi sử dụng chất liệu giấy này để in ấn, mời bạn đọc cùng tham khảo. 

Giấy can là gì? 

Giấy can được Việt hóa từ tiếng Pháp là Papier Calque, đây là một loại giấy có khả năng thấu quang cao – là một lượng ánh sáng khá lớn có thể đi xuyên qua bề mặt giấy, do đó các thông tin đặt bên dưới tờ sẽ hiện lên bề mặt giấy tương đối rõ nét. Loại giấy này có ứng dụng đặc biệt quan trọng trong ngành in ấn nói chung và công nghệ in lụa nói riêng. 

Giấy can được tạo ra sau công đoạn lọc rất kỹ bột giấy trong quá trình simili sunphua hóa. Loại bột giấy dùng để sản xuất giấy can thường là bột giấy ngâm trong hóa chất sodium bisulfite và các sợi giấy được cán rất mịn, thủy phân thời gian dài trong nước mới có thể sử dụng.

Giấy can là gì? 
Giấy can là gì?

Phần loại giấy can

Hiện nay có hai loại giấy can được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay gồm: 

  • Giấy can màu: Đây là loại giấy can đã được xử lý và có tráng phủ lên bề mặt giấy.
  • Giấy can tự nhiên: Đây là loại giấy can hoàn toàn tự nhiên không qua xử lý, tráng phủ. 

Một số đặc tính nổi bật của chất liệu giấy can

Chất liệu giấy can sở hữu một số đặc tính nổi bật hơn so với các loại giấy thông thường khác như: 

Một số đặc tính nổi bật của chất liệu giấy can
Một số đặc tính nổi bật của chất liệu giấy can
  • Bề mặt của chất liệu giấy can hơi mờ và có độ nhám nhẹ.
  • Loại giấy này cho ánh sáng đi qua.
  • Giấy can không thấm hút được dầu mỡ như những loại giấy khác. 
  • Bề mặt giấy can rất dễ bị nhăn, nhàu nên cần được bảo quản cẩn thận.
  • Giấy can được sản xuất với định lượng rất đa dạng, dao động từ 42gsm đến 280gsm, mang đến nhiều sự lựa chọn cho người dùng. 
  • Khổ giấy can đa dạng từ khổ A0, A1, A2, A3, A4, A5,…ngoài ra còn có cả dạng cuộn với kích thước đường kính từ 100 – 600mm.

Các ứng dụng của chất liệu giấy can 

Chất liệu giấy can được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, trong đó phổ biến nhất là ngành in ấn.

Các ứng dụng của chất liệu giấy can 
Các ứng dụng của chất liệu giấy can
  • Ứng dụng trong ngành in ấn: Đối với ngành in ấn, giấy can thường được dùng để đồ lại các họa tiết, đường nét của bản thiết kế nhằm mục đích chế tạo bản film, chụp bản in. Tuy nhiên cách này có độ chính xác không cao nên chỉ phù hợp để sản xuất các sản phẩm có giá thành bình dân, không quá khắt khe về chi tiết, đường nét của ấn phẩm. Ngoài ra giấy can còn được sử dụng nhiều để in phong bì, in thiệp cưới, thiệp mời, thiệp chúc mừng
  • Ứng dụng của giấy can trong các ngành nghề khác: Ngoài ngành in ấn ra, chất liệu giấy can còn được sử dụng phổ biến trong ngành kiến trúc, xây dựng, khảo cổ, may mặc, thêu thùa,…

Những điều cần lưu ý khi sử dụng giấy can để in ấn 

Giấy can là chất liệu khá khác biệt so với hầu hết các loại giấy thông thường khác nên cần được bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát với mức nhiệt lý tưởng nhất là từ 18 độ C – 23 độ C, độ ẩm dao động trong khoảng từ 45% – 55%. Khi sử dụng giấy can để in ấn, mỗi công nghệ cần lưu ý đến một vài điều như:

Những điều cần lưu ý khi sử dụng giấy can để in ấn 
Những điều cần lưu ý khi sử dụng giấy can để in ấn

Lưu ý khi dùng giấy can trong in Offset

  • Thông tin in lên chất liệu giấy can cần in dọc theo thớ của tờ giấy.
  • Sau khi in xong, cần phơi tờ giấy để mực in khô lại, tránh tình trạng lem nhòe mất thẩm mỹ. 
  • Mực dùng để in lên giấy can với công nghệ in offset cần có độ pH từ 5.5 trở lên.
  • Để màu mực và các chi tiết được làm nổi bật trên bề mặt giấy khi in xong, nên ưu tiên sử dụng loại máy in offset 4 màu. 

Lưu ý khi dùng giấy can trong in laser

Kỹ thuật in laser cần sử dụng đến mức nhiệt độ cao nên có thể làm cho giấy can bị biến dạng do nhiệt độ. Do vậy trong quá trình in ấn trên giấy can bằng kỹ thuật in laser, cần chú ý đến bề mặt giấy để thay thế khi giấy bị biến dạng, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của ấn phẩm khi in xong. 

Lưu ý khi sử dụng giấy can trong công nghệ in phun

  • Các ấn phẩm in trên giấy can bằng công nghệ in phun cần để riêng đợi mực in khô lại. Tránh xếp chồng lên nhau sẽ gây ra hiện tượng thông tin bị lem, nhòe.
  • Để máy in dễ nhận diện, nên dùng băng dính màu trắng để dán lên phần mép của giấy can.
  • Trước khi bắt đầu in chính thức, nên in thử để kiểm tra thông tin, các chi tiết, màu sắc sẽ giúp hạn chế sai sót khi in xong. 

Lời kết 

Xưởng In Bao Bì Giấy Bảo Ngọc vừa chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin chi tiết về chất liệu giấy can – một loại giấy khá đặc biệt và được sử dụng tương đối phổ biến trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Mong rằng qua những thông tin chúng tôi chia sẻ, bạn đọc đã biết chính xác chất liệu giấy can là gì, những đặc điểm nổi bật của giấy can và các ứng dụng thực tế của chất liệu giấy này. 

Những khách hàng có nhu cầu đặt in ấn phẩm có sử dụng chất liệu giấy can thì có thể liên hệ trực tiếp với In Bảo Ngọc để được tư vấn chi tiết và báo giá cụ thể, chính xác nhất.

Có thể bạn quan tâm

In Pet Chuyển Nhiệt Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Thực Tế

Công nghệ in pet chuyển nhiệt ngày càng được ứng dụng phổ biến hơn trong

Standee Là Gì? Đặc Trưng Và Công Dụng Của Standee

Các mẫu Standee được in ấn và sử dụng phổ biến với mục đích chính

20+ Mẫu Thiết Kế Brochure Du Lịch Đẹp Ấn Tượng

Brochure du lịch là một ấn phẩm có vai trò quan trọng đối với các

Wobbler Là Gì? Vai Trò Của Wobbler Với Hoạt Động Quảng Cáo, Tiếp Thị

Trong ngành quảng cáo tiếp thị, wobbler là một thuật ngữ quen thuộc, là một

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *