Để có được mẫu standee có thể thu hút được khách hàng và mang lại hiệu quả trong việc marketing thì việc chọn đúng kích thước phù hợp là rất quan trọng. Nội dung sau sẽ gợi ý các kích thước standee phổ biến và một số thông tin liên quan để bạn tham khảo trước khi tiến hành thiết kế in ấn.
Standee là gì? Có vai trò gì trong marketing?
Standee hay standy là ấn phẩm quảng cáo thường được sử dụng trong các chiến dịch marketing tại những khu vực công cộng như siêu thị, nhà hàng, sân bay. Cấu tạo của standee gồm hai phần chính là khung treo và phần bạt in – có thể in bằng kỹ thuật số hoặc in offset tùy theo yêu cầu.
Khi ứng dụng, standee không chỉ giúp truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và rõ ràng, mà còn gây ấn tượng mạnh nhờ thiết kế bắt mắt, từ đó thu hút sự chú ý của người xem, khiến họ ghi nhớ thương hiệu, sản phẩm hay chương trình khuyến mãi.
Ngoài ra, mẫu standee đẹp, chuyên nghiệp còn góp phần xây dựng niềm tin, tiếp cận khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
Kích thước standee phổ biến nhất hiện nay
Sau đây là các kích thước standee tiêu chuẩn, được sử dụng nhiều nhất trên thị trường.
Kích thước standee đứng
Đây là loại standee phổ biến nhất và thường được sử dụng tại sự kiện, hội chợ, showroom hoặc trước cửa hàng. Tùy vào không gian trưng bày và nhu cầu sử dụng mà có thể lựa chọn các kích thước sau:
- Kích thước standee đứng loại nhỏ: 60 x 160cm, phù hợp với những không gian nhỏ gọn, cần sự linh hoạt khi di chuyển.
- Kích thước standee đứng loại lớn: 80 x 180 cm hoặc 80 x 200cm, cần hiển thị nhiều nội dung, hình ảnh bắt mắt và thu hút sự chú ý trong không gian lớn.
Kích thước standee chữ X
Standee chữ X có kích thước tiêu chuẩn là 60 x 160cm hoặc 80 x 180cm, loại standee này có thiết kế khung chữ X chắc chắn, dễ dàng lắp đặt và di chuyển.
Điểm nổi bật của standee chữ X là khả năng điều chỉnh chiều cao, chiều rộng theo nhu cầu sử dụng và có thể in một mặt hoặc hai mặt. Nhờ trọng lượng nhẹ, chi phí thấp nên standee chữ X rất phù hợp cho các chiến dịch marketing ngắn hạn tại hội chợ hoặc sự kiện nhỏ.
Kích thước standee khung sắt
Kích thước phổ biến của loại standee này là 80 x 180cm hoặc 120 x 200cm. Với cấu tạo khung sắt cứng cáp, độ bền cao, rất khó bị đổ ngã hay cong vênh nên standee khung sắt thường được sử dụng tại các sự kiện lớn, khu vực đông người hoặc trưng bày cố định ngoài trời.
Kích thước standee để bàn
Standee để bàn phù hợp với các không gian nhỏ như quầy thu ngân, quầy lễ tân hoặc các bàn ăn. Với kích thước nhỏ gọn 20 x 30cm hoặc 30 x 40cm, loại standee này có thể truyền tải chi tiết thông tin sản phẩm, dịch vụ mà không chiếm quá nhiều diện tích trưng bày.
Kích thước Standee chữ L
Kích thước thông dụng: 60 x 160cm; 80 x 200cm; 90 x 210cm. Dạng standee này có thiết kế với phần khung giá đỡ uốn theo hình dáng chữ L, giúp bản in có thể dựng thẳng mà không chiếm nhiều diện tích trưng bày, thích hợp để làm standee spa đặt tại hành lang, gian hàng hội chợ hoặc cửa ra vào.
Kích thước các loại standee khác
Ngoài 5 kích thước standee phổ biến kể trên thì vẫn còn một số kích thước standee khác như:
- Kích thước standee cuốn: 60 x 160cm
- Kích thước standee chữ thập: 60 x 160cm, 80 x 200cm, 100 x 200cm
- Kích thước standee chữ A: Từ 40 x 40cm đến 100 x 200cm
Kích thước standee chuẩn Pixel trong phần mềm thiết kế
Khi sử dụng các phần mềm thiết kế standee thì kích thước và độ phân giải sẽ cần được thiết lập khác nhau để đảm bảo chất lượng in ấn và hiển thị sắc nét. Dưới đây là các thông số chuẩn theo từng phần mềm thiết kế thông dụng:
Kích thước standee trong Photoshop
- Kích thước chuẩn: 60 x 160cm; 80 x 200cm
- Độ phân giải: Ít nhất 100 pixel/inch để đảm bảo hình ảnh rõ nét khi in kích thước lớn.
Kích thước standee trong Adobe Illustrator (AI)
Kích thước chuẩn (pixel): 1701 x 4535 pixel (tương ứng với 60 x 160cm ở 72 dpi)
Độ phân giải: Nên thiết lập từ 150 pixel/inch trở lên, giúp giữ chất lượng hình ảnh và font chữ sắc nét.
Kích thước standee trong Canva
Kích thước thông dụng: 60 x 120cm, 80 x 180cm, 80 x 200cm
Các mẫu thiết kế trên Canva thường đã được căn chỉnh sẵn phần lề, đế và khung để khi mẫu standee khi in ra vừa vặn, không bị che khuất nội dung hay không đúng kích cỡ.
Những lưu ý khi lựa chọn kích thước standee
Để mẫu standee có thể truyền tải thông điệp hiệu quả, tiết kiệm chi phí và không chiếm nhiều không gian trưng bày thì bạn lưu ý một số vấn đề sau khi lựa chọn kích thước standee.
- Vị trí đặt standee: Nếu standee được đặt ở vị trí đông người qua lại như cửa ra vào, sảnh chờ, hãy chọn kích thước nổi bật để thu hút sự chú ý từ xa.
- Nội dung truyền tải: Kích thước standee cần đủ lớn để hiển thị nội dung rõ ràng, đặc biệt là khi có nhiều hình ảnh hoặc thông tin quan trọng cần làm nổi bật.
- Dễ đi chuyển: Nếu cần di chuyển standee thường xuyên, nên ưu tiên các loại standee kích cỡ vừa phải, dễ lắp đặt và tháo gỡ như standee chữ X, standee chữ L.
- Thời gian sử dụng: Với những sự kiện kéo dài hoặc cần trưng bày lâu, hãy chọn standee có kích thước lớn và chất liệu chắc chắn để đảm bảo độ bền và hình ảnh chuyên nghiệp.
- Ngân sách in ấn: Tùy thuộc vào ngân sách, bạn có thể chọn các kích thước trung bình và chất liệu phù hợp. Kích thước standee lớn thường đi kèm chi phí in ấn và khung cao hơn.
Qua bài viết, In Bảo Ngọc đã cung cấp một số kích thước standee chuẩn, phổ biến và kinh nghiệm lựa chọn kích thước standee phù hợp với nhu cầu, hy vọng sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được loại standee phù hợp với nhu cầu của mình.
Có thể bạn quan tâm
5+ Loại Giấy In Menu Thông Dụng Nhất Hiện Nay
Menu hay thực đơn là ấn phẩm không thể thiếu của các nhà hàng, quán
Th5
Kích Thước Hashtag Cầm Tay Tiêu Chuẩn, Phổ Biến Nhất
Khi in ấn hashtag cầm tay, ngoài chất liệu in, màu sắc, hình thức kế
Th5
Khuôn In Là Gì? Các Loại Khuôn In Phổ Biến Hiện Nay Và Đặc Điểm Từng Loại
Khuôn in là thành phần quan trọng nhất đối với các kỹ thuật in có
Th4
Phủ UV Là Gì? Tại Sao Nên Phủ UV Lên Sản Phẩm?
Phủ UV là một phương pháp in có tác dụng nâng cao tính thẩm mỹ,
Th4