In Flexo Là Gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng Của Kỹ Thuật In Flexo Trong In Ấn

In flexo là gì? Kỹ thuật in ấn này có điều gì khác biệt so với in offset? Chất lượng sản phẩm in ấn bằng kỹ thuật in flexo có tốt không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về công nghệ in flexo qua bài viết dưới đây.

In flexo là gì?

In flexo (hay còn được gọi flexography) là kỹ thuật in nổi những thông tin như hình ảnh, chữ viết, các họa tiết trang trí… Trong đó, những thông tin này trên khuôn in sẽ được nằm cao hơn so với các chi tiết không in. Khi in ấn, tất cả các hình ảnh trên khuôn đều sẽ nằm ngược chiều so với trục anilox. Mực để in ấn sản phẩm sẽ được cung cấp cho khuôn thông qua trục anilox.

in flexo là gì

Kỹ thuật in flexo với các thông tin được in nổi mang đến cho người nhìn cảm giác chân thật, sống động hơn so với các công nghệ in ấn khác, tạo được ấn tượng với khách hàng, người tiêu dùng.

Những sản phẩm thường được in ấn bằng kỹ thuật in flexo bao gồm: in ấn bao bì giấy, in thùng carton, in ấn tem nhãn, in tờ rơi, stick hay nhãn mác sản phẩm…

Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in flexo

Đối với kỹ thuật in flexo, mực in sẽ được cung cấp cho trục anilox bằng cách nhúng trực tiếp trực vào mực in. Mực thông qua những ô nhỏ trên bề mặt của trục anilox để đi vào bên trong. Còn lại phần mực nằm ngoài mặt sẽ được gạt sạch đi bằng dao gạt mực.

Khuôn để in flexo thường được làm bằng nhựa  photopolymer, khuôn in sẽ tiếp xúc với bề mặt của trục anilox, lấy mực từ các ô nhỏ trên bề mặt của trục sau đó truyền lên bề mặt cần in để tạo ra thành phẩm cuối cùng.

Ứng dụng của in flexo

In ấn bằng kỹ thuật flexo phù hợp với các ngành công nghiệp sản xuất bao bì nilon, bao bì giấy, in ly chén bằng giấy….Đối với những bề mặt không bám mực thì Flexo vẫn có thể được ứng dụng để cho ra sản phẩm có chất lượng hình ảnh tốt, chẳng hạn như là decal, vải, nhựa  và nhiều vật liệu khác.

Bên cạnh đó công nghệ in Flexo còn có ưu điểm là hệ thống bế tự động sau khi quá trình in hoàn tất. Đặc điểm này mang lại nhiều sự tiện lợi khi in trên các chất liệu như decal, bởi vì sẽ loại bỏ các phần dư thừa của sản phẩm và thành phẩm sau cùng có tính thẩm mỹ cao hơn.

Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp in ấn cho các sản phẩm decal, tem nhãn mác hàng hóa, label, sticker dán, màng polyme… thì công nghệ in Flexo sẽ là sự lựa chọn đáp ứng tốt nhu cầu của bạn.

So sánh in flexo và in offset trong ngành in ấn

Với những thông tin trên, bạn đọc đã nắm được kỹ thuật in flexo là gì. Thông qua những thông tin trên, bước tiếp theo, chúng ta hãy cùng so sánh in flexo và in offset để biết chi tiết hơn về ưu điểm, nhược điểm của cả hai kỹ thuật in này.

Ưu nhược điểm của kỹ thuật in flexo

Kỹ thuật in flexo sở hữu những ưu điểm nổi bật khi in ấn hàng hóa, sản phẩm. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số những nhược điểm nhất định.

So sánh công nghệ in flexo và in offset

Ưu điểm của kỹ thuật in flexo

  • Mực in khô nhanh chóng, màu sắc và các chi tiết không bị lem, nhòe
  • Độ bám mực khi in flexo rất tốt
  • Công nghệ in flexo chi phí in ấn rẻ hơn so với in offset
  • Có thể sử dụng để in ấn trên nhiều loại chất liệu khác nhau và in ấn với số lượng rất lớn.

Nhược điểm của kỹ thuật in flexo

  • Kỹ thuật in ấn này khá tốn thời gian cho khâu tạo bản in
  • Chi phí cho khuôn in khá cao
  • Công nghệ in flexo chỉ phù hợp với các đơn hàng in ấn số lượng rất lớn

Ưu nhược điểm của kỹ thuật in offset

Là kỹ thuật in ấn hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội và được sử dụng trong hầu hết các cơ sở in ấn. Mặc dù vậy, in offset vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định.

in flexo là gì, so sánh in flexo và in offset

Ưu điểm của kỹ thuật in offset

  • Kỹ thuật in offset cho chất lượng hình ảnh hiển thị sắc nét, chi tiết. Sản phẩm sạch hơn so với in flexo.
  • Việc chế tạo bản in dễ dàng hơn, đỡ tốn thời gian hơn
  • Các bản in có tuổi thọ lâu dài hơn nhờ quá trình in ấn không tiếp xúc với nước
  • Có thể sử dụng để in ấn trên nhiều loại chất liệu khác nhau, kể cả những bề mặt không bằng phẳng.

Nhược điểm của kỹ thuật in ấn offset

  • Kỹ thuật in offset khá phức tạp. Để tạo ra sản phẩm cuối cùng cần trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau nên không phù hợp để in ấn cho các đơn hàng số lượng ít. Nếu in số lượng ít, giá thành trên mỗi sản phẩm là rất cao.
  • Màu sắc của sản phẩm khi in bằng kỹ thuật offset có thể bị sai lệch 

Kỹ thuật in offset thường được sử dụng để in ấn bao bì giấy, in túi giấy, hộp, giấy, thùng carton, các ấn phẩm quảng cáo hay tem nhãn sản phẩm…

Như vậy, bài inbaobigiay.vn đã cùng với bạn đọc tìm hiểu về in flexo là gì, so sánh in flexo và in offset có những ưu điểm, nhược điểm gì và biết được ứng dụng của từng kỹ thuật in. Hy vọng, những thông tin trên sẽ hữu ích và giúp bạn đọc dễ dàng đưa ra lựa chọn hơn khi có nhu cầu in ấn sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm

3 Cách Làm Khung Hình Handmade Độc Đáo, Ấn Tượng

ContentsIn flexo là gì?Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in flexoỨng dụng của in

Hướng Dẫn Tự Làm Khung Ảnh Để Bàn Đơn Giản, Dễ Thực Hiện

ContentsIn flexo là gì?Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in flexoỨng dụng của in

Kỷ Yếu Là Gì? Ý Nghĩa Khi Chụp Ảnh Kỷ Yếu

ContentsIn flexo là gì?Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in flexoỨng dụng của in

Thùng Carton Tròn Là Gì? Đặc Điểm Và Ứng Dụng Phổ Biến

ContentsIn flexo là gì?Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in flexoỨng dụng của in

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *