Kinh nghiệm mở shop quần áo trẻ em là một điều rất quan trọng khi bạn hay cá nhân muốn kinh doanh vào lĩnh vực này. Nó có thể xem là những bước chuẩn bị tốt để bạn không bị bỡ ngỡ cho việc kinh doanh của mình sau này. Nó có thể là một điểm then chốt cho việc kinh doanh của bạn thành công hay không?. Những kinh nghiệm có thể xem là một bản phác thảo ban đầu cũng như định hướng việc kinh doanh sau này của bạn
Những kinh nghiệm kinh doanh quần áo trẻ em có thể đến từ những kiến thức mà bạn đã học, những sai lầm trong kinh doanh của người khác, hay bạn đã làm việc lâu năm trong lĩnh vực này hoặc là nó đến từ những tư vấn từ người bạn hay một số nguồn thông tin khác tin cậy. Sau đây bài viết sẽ chia sẽ cho bạn một số kinh nghiệm kinh doanh quần áo trẻ em để việc kinh doanh của bạn thuận lợi và lợi nhuận cao hơn.
Kinh nghiệm khảo sát thị trường kinh doanh và thị hiếu khách hàng
Điều đầu tiên khá là quan trọng đó là việc xác định thị trường bạn đang kinh doanh sẽ tiềm năng như thế nào để bạn có kiểm soát thị trường cũng như những công việc liên quan đến bán hàng.
Bạn nên đánh giá thị trường một cách toàn diện như số lượng khách hàng tiềm năng là bao nhiêu? Đã có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh và cửa hàng phát triển giống như mô hình kinh doanh của bạn? Những đối thủ nào đang thành công và thất bại trên thị trường từ đây bạn có thể học hỏi những kinh nghiệm và thất bại từ chính đối thủ
Bạn cũng nên tìm hiểu về nhu cầu của bố mẹ khi mua quần áo như thế nào? Những lứa tuổi nào bố mẹ sẽ đầu tư quần áo cho con nhiều nhất? Những mặt hàng nào bố mẹ ưa chuộng và bao gồm giá cả như thế nào? Khi phân tích như thế bạn sẽ phân bổ nguồn vốn kinh doanh một cách hợp lí và hiệu quả hơn.
Trên thực tế, có nhiều người vẫn nghĩ rằng kinh doanh quần áo trẻ em thì không cần thiết phải thay đổi và cập nhật những mẫu mới. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh không ngừng về mẫu mã, giá cả, chủng loại giữa các shop như hiện nay nếu không tiến hành khảo sát thị trường về nhu cầu, thị hiếu của các bậc cha mẹ khi mua sắm đồ cho con sẽ khiến bạn rất khó bắt kịp và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Khi khảo sát thị trường bạn sẽ biết được các thông tin về xu hướng thời trang, chất liệu vải, giá cả, nguồn gốc, xuất xứ các loại hàng hóa như VNXK, Thái Lan, Hàn Quốc, Cambodia… Khi biết được những nhu cầu nào nhiều hơn thì bạn lấy nguồn hàng về nhiều hơn, còn những cái ít được quan tâm, chú ý thì giới hạn số lượng lại.
Bạn cũng nên khảo sát khu vực bạn định bán hàng xem là yếu tố nào để bố mẹ quyết định mua hàng. Từ đây có thể giúp bạn định hình và phân khúc thị trường một cách chính xác.
Việc này sẽ tốn nhiều thời gian vì thế bạn nên chuẩn bị vài tháng trước đó để định hướng kinh doanh một cách chính xác.
Kinh nghiệm tìm nguồn hàng nhập về
Ở khâu này bạn nên chọn một đối tác tốt, uy tín, chất lượng giá cạnh tranh để nguồn hàng bạn được an toàn và ổn định. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nguồn hàng để bạn có thể lấy sĩ lẻ khác nhau vì thế cân nhắc trước những thông tin là một điều quan trọng. Những thông tin bạn có thể chú ý đến hàng hóa như thế nào và ưu đãi ra sao? Việc nhập càng nhiều giá càng rẻ nhưng bạn phải cân nhắc các nguồn hàng, nhu cầu để tránh việc tồn kho làm phát sinh nhiều chi phí.
Kinh nghiệm lựa chọn vị trí để mở shop quần áo trẻ em
Một địa điểm hợp lí sẽ khiến việc làm ăn, kinh doanh của bạn mới diễn ra một cách thuận lợi. Bạn nên chọn những shop cửa hàng mặt phồ hay nơi trung cư hay thậm chí gần chỗ đối thủ cạnh tranh đang làm ăn tốt vì ở đó nhu cầu khách hàng rất tốt.
Vốn cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến vị trí của bạn, tùy theo vốn mà bạn còn chọn vị trí như thế nào sao cho phù hợp con đường kinh doanh quần áo trẻ em của bạn.
Bên trên là bài viết “Chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh quần áo trẻ em” hy vọng có thể giúp bạn thành công trong những bước đầu trên con đường kinh doanh quần áo trẻ em cũng như kết hợp thêm những kinh nghiệm của bạn để thương hiệu shop kinh doanh của bạn ngày càng mở rộng trên thị trường.
Đào tạo nhân viên
Nếu cửa hàng bạn có quy mô và bạn không thể quản lý được hết tất cả các công việc, bạn cần thuê một nhân viên để làm thay việc đó. Cần chú ý khi đã thuê nhân viên, bạn cần phải thường xuyên chỉ bảo, đào tạo để giúp nhân viên biết việc, nhanh nhẹn và biết cách chăm sóc khách hàng hiệu quả.
Ngoài ra, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề cũng là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng khi bạn thuê nhân viên. Vì chỉ khi biết cách giải quyết tốt mọi việc thì mới có thể tạo được sự thiện cảm và tính chuyên nghiệp cho shop cũng như có thể xử lý được những khúc mắc, khiếu nại đối với những khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của shop.
Trưng bày sản phẩm
Khi đã lấy được hàng về, cần bố trí, sắp xếp các sản phẩm sao cho khoa học, hợp lý và hãy nhớ sắp xếp sao cho các sản phẩm đẹp hơn ở những chỗ dễ nhìn thấy. Trưng bày sản phẩm tốt cũng chính là một trong những phương pháp thu hút khách hàng và tăng sức cạnh tranh so với các cửa hàng khác.
Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị sẵn mẫu in ấn bao bì đựng sản phẩm, in card, in hóa đơn bán hàng sao cho thật chuyên nghiệp và giúp bạn quảng bá thương hiệu một cách tốt hơn. Chỉ cần bạn muốn in ấn bao bì có thể liên hệ với chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm
Đừng hỏi vì sao vắng khách nếu bạn mắc 8 lỗi này
ContentsKinh nghiệm khảo sát thị trường kinh doanh và thị hiếu khách hàngKinh nghiệm tìm
Th2
Bật mí kinh nghiệm kinh doanh yến sào khách đông nườm nượp
ContentsKinh nghiệm khảo sát thị trường kinh doanh và thị hiếu khách hàngKinh nghiệm tìm
Th1
Những mặt hàng phụ tùng moto pkl phổ biến trên thị trường
ContentsKinh nghiệm khảo sát thị trường kinh doanh và thị hiếu khách hàngKinh nghiệm tìm
Th6
Kinh doanh cây cảnh nhỏ như thế nào để thành công?
ContentsKinh nghiệm khảo sát thị trường kinh doanh và thị hiếu khách hàngKinh nghiệm tìm
Th5